Trả lời các thắc mắc của khách hàng về sữa Aptamil dành cho các chủ shop

Trong quá trình thực tế khi tư vấn các sản phẩm sữa Aptamil chúng ta sẽ gặp nhiều tình huống mà nếu như chúng ta không nắm chắc sẽ làm cho khách hàng bị rơi vào trạng thái hoang mang, thiếu tin tưởng các chủ shop. Vì thế chúng ta cần nắm bắt một số các tình huống cơ bản phía dưới.

Sữa Aptamil của shop có phải chính hãng hay không?

Sữa Aptamil của Shop là sữa chính hãng. Các sữa công thức của Aptamil sẽ được sử dụng công nghệ QR 2 lớp để khác hàng có thể quét và truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Aptamil Profutura Úc, Aptamil Cesarbiotik New Zealand, Aptamil Essensis Organic).
Mã QR đầu tiên nằm ở phía dưới đáy lon giúp xác định ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Mã QR thứ 2 nằm ở trên nắp thiếc phía trong lon giúp xác định hàng chính hãng, hộp sữa đã từng được ai sử dụng trước đây hay chưa.
Do đó, shop chỉ cần giúp khách hàng nhận biết bằng cách quét mã QR là được.


Khi cho sữa vào bình nước, thấy sữa chìm luôn có phải là sữa giả không?

Hiện nay trên mạng xã hội có nhiều mẹ chia sẻ thông tin sữa cho vào nước, nếu chìm luôn là sữa giả. Tuy nhiên những thông tin này không chính xác và không có căn cứ.

Cách phân biệt sữa giả hay thật tốt nhất là thông qua mã QR và tem phụ có chứa thông tin của công ty nhập khẩu.


Hạt sữa to hơn, không được mịn như những lần khác? Hạt sữa màu sẫm (đậm) hơn so với những lần khác? Sữa không được thơm như mọi khi?

Tất cả các sản phẩm của Aptamil trước khi bán ra thị trường đều đã vượt qua kiểm định về an toàn chất lượng sản phẩm.

Do 1 số các yếu tố khách quan, ví dụ như do độ ẩm và nhiệt độ của nhà máy trong ngày sản xuất mà kích thước hạt sữa có thể to hơn hoặc nhỏ hơn một chút; Do vụ mùa thu hoạch cỏ khác nhau mà hạt sữa có thể có màu đậm hơn hay nhạt hơn một chút; Các lô sữa khác nhau có thể có hương vị sữa khách nhau một chút; Các yếu tốt này đều không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Do đó các ba mẹ có thể yên tâm cho các bé sử dụng.


Bé đi ngoài phân xanh?

Phân xanh là màu phân bình thường của trẻ. Do đó các mẹ có thể yên tâm.


Bé đi ngoài phân chua?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho phân trẻ có mùi chua. Một trong số các nguyên nhân phổ biến đó là do mất cân bằng vi sinh đường ruột của bé, thường gặp nhiều hơn ở các bé sinh mổ. Các dòng sản phẩm của Aptamil có công thức Synbiotic (Aptamil Cesarbiotik New Zealand, Aptamil Úc Profutura, Aptamil Essensis Organic) hoặc Lactofidos (Aptamil Advance Anh, Aptamil Duobiotik Hà Lan, Aptamil Duoadvance Đức) có tác dụng cải thiện vấn đề tiêu hóa – mất cân bằng vi sinh đường ruột của bé rất tốt.

Mẹ nên theo dõi thêm trong một vài ngày hoặc nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ.


Mua sữa mới về cho bé dùng được 1 lần thấy bé không chịu bú, mẹ muốn đổi sữa?

Đối với các bé, đặc biệt là các bé sơ sinh, cần phải có thời gian làm quen với sữa mới. Do đó các mẹ hãy nhớ 2 nguyên tắc:

  • Không thay đổi sữa thường xuyên cho bé, vì mỗi loại sữa sẽ có môi trường vi sinh khác nhau, do đó mẹ thay đổi sữa liên tục sẽ làm thay đổi hệ vi sinh này. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và sự hấp thu sữa ở bé.
  • Tránh đổi sữa một cách đột ngột, làm bé không kịp thích ứng. Khi đổi sữa cho bé, mẹ nên tập bé thích nghi dần với sữa mới bằng cách xen lẫn sữa cũ và sữa mới với nhau. Ví dụ bé uống 3 cữ sữa thì mẹ cho bé dùng 2 cữ sữa cũ và 1 cữ sữa mới, sau đó tăng dần cữ sữa mới lên.
  • Kiên trì cho bé thử từ 8 – 10 lần để bé có thời gian làm quen (5-8 ngày).
  • Pha sữa theo đúng tiêu chuẩn và quy định được ghi trên hộp sữa.

Nếu đã thử hết các phương pháp ở trên mà bé vẫn không hợp tác thì có thể bạn nên tìm một loại sữa mới để đổi cho bé. Hãy chọn vị sữa mà bé cảm thấy thích, bé sẽ nhanh hợp tác hơn.


Bé bị nổi mẩn ngứa, mề đay khi đổi sữa?

Đây có thể là một số triệu chứng khi bé bị ứng với thành phần đạm ở trong sữa. Thường khi bé lớn lên sẽ khỏi hẳn.

Mẹ nên tạm dừng dòng sữa bé đang sử dụng, quay lại dòng sữa cũ nếu bé dùng ổn định và không bị mẩn ngứa, mề đay. Mẹ cũng cần kiểm tra lại chế độ ăn của bé trong những ngày gần đây xem có gì bất thường không.

Sau đó tiếp tục theo dõi thêm. Có thể đổi sang dòng sữa mới và tiếp tục theo dõi.


Bé bị táo bón khi dùng sữa?

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng gây khó chịu và đau đớn. Ngoài yếu tố di truyền, táo bón có thể do một trong các nguyên nhân:

  • Chế độ ăn của trẻ bị thiếu chất xơ hòa tan: Mẹ nên giúp bé bổ sung thêm chất xơ từ hoa quả, rau củ tươi hoặc các loại thực phẩm có chứa thành phần hoa quả, rau củ. Ngoài ra các loại sữa có nhiều thành phần chất xơ như GOS, FOS, HMO (phổ biến nhất là 2’FL và 3’GL) sẽ giúp bé cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.
  • Hệ vi sinh đường ruột của bé bị mất cân bằng: Nhiều hại khuẩn và ít vi khuẩn có lợi. Mẹ có thể cho bé bổ sung thêm men vi sinh (lợi khuẩn sống) như Biogaia, Bioamicus… Và sử dụng một số dòng sữa có công thức Synbiotic (Aptamil Cesarbiotik New Zealand, Aptamil Úc Profutura, Aptamil Essensis Organic) hoặc Lactofidos (Aptamil Advance Anh, Aptamil Duobiotik Hà Lan, Aptamil Duoadvance Đức).
  • Bé uống ít nước khiến phân khô cứng và không đủ kích thước: Mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hơn, có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm như trà điện giải, nước hoa quả cho bé.
    Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không cần bổ sung thêm nước, bé sẽ lấy nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
    Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Tổng lượng nước cần là 200ml – 300ml/ngày, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ có thể cho bé dùng thêm từ 15 – 30ml nước (tương đương 2 muỗng) sau mỗi lần ăn để giúp trẻ vệ sinh khoang miệng, đồng thời kích thích vị giác trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm.
    Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Lúc này, tùy vào nhu cầu của trẻ, hoặc dựa vào cách tính nhu cầu nước theo cân nặng để cho trẻ uống đủ nước. Trẻ trên 1 tuổi có thể tự cầm bình hoặc ly để uống. Cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành thói quen uống nước để đảm bảo nhu cầu nước của cơ thể, tránh để quá khát mới uống sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của nhiều cơ quan.
    Cách tính nhu cầu nước theo cân nặng:
    Trẻ từ 1 – 10kg: 100ml/kg cân nặng. Ví dụ, bé 9kg => Cần bổ sung khoảng 900ml nước mỗi ngày
    Trẻ từ 11 – 20kg: 1.000ml/10kg đầu + 50ml/kg/1kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ, bé 16kg => Cần bổ sung khoảng 1.300ml nước mỗi ngày
    Trẻ từ 21kg trở lên: 1.500ml/20kg đầu + 20ml/1kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ, bé 24kg => Cần bổ sung khoảng 1.580ml nước mỗi ngày

Sữa Aptamil mùi tanh hơn so với mọi khi?

Mình đã gặp phải rất nhiều tường hợp này, và rút ra nó phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan và tâm lý của các mẹ (chiếm đa số).

Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên, tất cả các sản phẩm của Aptamil trước khi bán ra thị trường đều đã vượt qua kiểm định về an toàn chất lượng sản phẩm. Và có thể có sự khác nhau 1 chút về mùi vi giữa các lô sữa.

Ngoài ra, các sữa Aptamil như Aptamil Cesarbiotik New Zealand, Aptamil Úc Profutura… đều sử dụng cá làm nguồn cung cấp DHA giúp bé phát triển não bộ rất tốt. Và có có mùi tanh, Aptamil cũng không sử dụng bất kỳ chất tạo mùi nào để át đi mùi vị tự nhiên của các thành phần. Do đó có thể có một số mẹ nhạy cảm sẽ cảm nhận thấy sữa tanh hơn. Điều này không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé sử dụng.


Sữa không tan hết?

Mẹ hãy đảm bảo pha sữa đúng cách theo hướng dẫn trên hộp sữa.

Mẹ nhớ cho nước vào trước, sữa vào sau. Và lắc đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn


Pha sữa lên nhiều bọt?

Trong đa số trường hợp bọt sữa không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chính hãng tuy nhiên với các bé sơ sinh có thể khiến bé bị đầy bụng, trớ nhiều hơn. vì vậy khi pha sữa mẹ nên lưu ý: Mẹ cho sữa vào thật nhẹ nhàng, không dùng máy pha. lắc nẹ theo chiều kim đồng hồ, hoặc có thể dùng thìa khuấy nhẹ nhàng. Mẹ kiểm tra lại nguồn nước vì có một số trường hợp do chất lượng nguồn nước mà làm cho sữa pha bị lên nhiều bọt hơn.


Nắp thiếc (phôi) bị phồng?

Khí CO2 được sử dụng trong quá trình đóng gói sẽ giúp cho nắp thiếc luôn phẳng.

Vì 1 số lý do thiếu khí CO2 trong quá trình đóng gói, dẫn đến nắp thiếc hộp sữa bị phồng hơn. Điều này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cảm quan cũng như trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên nó không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm


Như thế nào là sản phẩm được sản xuất cùng một lô?

Sản phẩm được sản xuất là cùng lô khi ngày sản xuất và giờ sản xuất giống nhau.

Nếu ngày sản xuất hoặc giờ sản xuất khác nhau, thì đó là những sản phẩm thuộc các lô khác nhau.


Sữa bị vón, bám ở thìa?

Bài viết liên quan

Photo of author

Trần Bình Dương

Là một người yêu thích kinh doanh, tôi muốn chia sẻ những kiến thức của mình để chúng ta cùng nhau chắp cánh khơi nguồn sáng tạo cho những dự án kinh doanh đầy tiềm năng trong tương lai.

Viết một bình luận