Nội dung:
Lịch sử dòng chảy thương mại điện tử thế giới: (53 năm)
- Năm 1970: Xuất hiện Trao đổi dữ liệu điện tử và chuyển tiền điện tử
- Năm 1979: Xuất hiện hình thức mua sắm trực tuyến
- Năm 1980: Xuất hiện thể tín dụng, sự cho phép của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, điện thoại phát triển mạnh mẽ
- Năm 1984: Ra đời trang mua sắm trực tuyến B2C đầu tiên trên thế giới, TESCO. Khách hàng đầu tiên, 72 tuổi.
- Năm 1990: Xuất hiện World Wide Web (www)
- Năm 1994: Sự phổ biến của Internet
- Năm 1995: Dịch vụ mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ, các công ty Amazon, Ebay ra đời
- Năm 1998: Alibaba ra đời
- Những năm 2000: Bùng nổ DOT.COM
- Những năm sau đó: Nhiều kỳ lân TMĐT ra đời, nhiều thương vụ mua bán và sát nhập doanh nghiệp TMĐT lớn.
Lịch sử dòng chảy thương mại điện tử Việt Nam: (26 năm)
- Năm 1997: Internet xuất hiện
- Năm 2012: Vật Giá của anh Nguyễn Ngọc Điệp ra đời. Lazada vào Việt Nam
- Năm 2015: Rồng Bay, Én Bạc ra đời. Shopee vào Việt Nam. Adayroi ra đời
- Giai đoạn 2012 – 2016: Các mô hình như Vật Giá lên ngôi
- Giai đoạn 2017 – đến nay: Thời của các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, SenDo
- Năm 2019: TikTok vào Việt Nam
Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi như thế nào trong hơn 20 năm qua:
- Giai đoạn 1997 – 2012:
- Mua sắm ở chợ
- Giai đoạn 2012 – 2016:
- Mua sắm ở chợ và các trung tâm thương mại
- Tìm thông tin người bán trên Internet, đến mua trực tiếp. Sau khi mua quen một vài lần thì gọi điện, nhắn tin đặt đơn. (Bắt đầu sơ khai của mua bán Online)
- Hình thành và phát triển mô hình chuỗi bán hàng
- Giai đoạn 2017 – nay:
- Bùng nổ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử và các website official
- Các chuỗi bán hàng đi vào ổn định
- Thời kỳ sáng tạo nội dung: Các KOC, các nhà sáng tạo nội dung, các doanh nghiệp, và thương hiệu sáng tạo, tinh gọn phát triển mạnh mẽ
- Xu hướng D2C (Trực tiếp đến người dùng cuối)
Xu hướng trước đại dịch:
- Thương mại điện tử tăng trưởng ổn định
- Mua bán truyền thống chiếm tỉ trọng lớn nhưng giảm dần dần thị phần hàng năm
Trong đại dịch:
- Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ
- Mua bán truyền thống giảm mạnh
Xu hướng sau đại dịch:
- Sự thanh lọc lớn, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể thích nghi và bị đào thải
- Mua bán truyền thống dần phục hồi
- Chỉ số niềm tin CCI (Consumer Confidence Index) giảm, người dùng ít lạc quan, mua sắm tự do hơn thay vì mua sắm tập trung như trong đại dịch. Do đó, kinh doanh truyền thống và TMĐT sẽ dần trở về quỹ đạo.
Thương mại điện tử sẽ đi về đâu trong tương lai?

Thương mại điện tử sẽ hướng tới những yếu tố bền vững. Theo bộ công thương và Lazada, 4 yếu tố bền vững của Thương Mại Điện Tử gồm:
- Mô hình kinh doanh bền vững
- Giá trị sản phẩm bền vững
- Hệ sinh thái bền vững
- Quản lý tài chính bền vững
Theo một nghiên cứu mới đây của Forbes, đây là 8 xu hướng của Thương mại điện tử cần theo dõi trong năm 2023:
- AI sẽ bão hòa: cần tập trung vào thị trường ngách.
- Áp lực cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh về giá thành rất lớn, do đó cần có những chính sách linh hoạt về giá bán.
- 80/20: Tìm và phục vụ nhóm 20% khách hàng yêu thích công việc bạn đang làm.
- Thương mại xã hội (Social E-commerce): Bán hàng trên các nền tảng MXH như TikTok, Facebook, Zalo, Instagram, Marketplace… để tận dụng lượng traffics lớn và những tính năng tích hợp trong các nền tảng này.
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: cá nhân hóa trong hoạt động tiếp thị, bán hàng.
- Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR): Tỉ lệ mua hàng cao hơn. 63% khách hàng chắc chắn rằng AR sẽ cải thiện trải nghiệm mua sắm của họ và 35% nói rằng họ có thể sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn nếu có khả năng thử đồ trước khi mua.
- Subscription Services (dịch vụ đăng ký): Tiện lợi, giá trị và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa.
- Mua sắm bền vững và có đạo đức: Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động của các quyết định mua hàng của họ đối với môi trường và xã hội. Do đó, các hoạt động mua sắm bền vững và có đạo đức ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà bán lẻ thương mại điện tử. Tiêu dùng xanh, giảm lượng khí thải carbon.
Quan điểm cá nhân của người viết:
Thương mại điện tử sẽ đi về đâu trong tương lai? Dù thế nào thì nước vẫn chảy về chỗ trũng, Thương mại điện tử hay bất kỳ hình thức kinh doanh nào cuối cùng sẽ chảy về nơi của niềm tin và sự tử tế.